0926.895.895

Tìm hiểu về điều dưỡng phụ sản

Hiện nay có rất nhiều thí sinh gửi thắc mắc về trường vấn đề điều dưỡng phụ sản hay điều dưỡng hộ sinh là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Xét tuyển học bạ vào ngành hộ sinh năm 2020

Điều dưỡng phụ sản là gì?

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược cho biết nhiều bạn thí sinh đang đặc biệt quan tâm về chuyên ngành nghe khá lạ là Điều dưỡng phụ sản hay Điều dưỡng Hộ sinh. Tuy có vẻ hợp lý bởi công việc chủ yếu là tại chuyên khoa Sản Phụ khoa tại các cơ sở y tế.

Thực tế đây là cách gọi khác của nữ hộ sinh tốt nghiệp Cao đẳng hộ sinh, đại học Hộ sinh,…chứ không phải nói về điều dưỡng đa khoa tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, đại học điều dưỡng. Công việc của nữ hộ sinh tại bệnh viên có thể kể đến như:

  • Điều dưỡng phụ sản chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ: Thăm khám, nhận định tình trạng sức khỏe sau đó xác định vấn đề cần ưu tiên của từng đối tượng. Sau đó lên kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, tư vấn tình hình sức khỏe cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và tiến hành điều trị.
  • Điều dưỡng phụ sản chăm sóc sức khỏe cộng đồng: ngoài nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ thì bên cạnh đó họ còn đảm nhận thêm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cả cộng đồng để họ nắm chắc được những kiến thức sinh sản, phòng tránh trường hợp bị bệnh xấu xảy ra. Công việc của họ bao gồm: lập kế hoạch, giám sát đánh giá từng trường hợp đối tượng: sản phụ không sinh ở nhà, sản phụ giai đoạn sau sinh tại nhà,…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Đây là công việc trong những trường hợp bà mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra những diễn biến đột ngột cần phải sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Những điều dưỡng hộ sinh phải có kiến thức dự phòng biết tổ chức, lập kế hoạch đề phòng xảy ra những trường hợp cần sơ cứu, cấp cứu đặc biệt.
  • Truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản: chủ trì tổ chức, lập kế hoạch thực hiện đánh giá nhu cầu cần giáo dục, chăm sóc sức khỏe và thực hiện lên kế hoạch tổ chức truyền thông, tư vấn về chống bạo lực gia đình, tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe gia đình,…
  • Phối hợp với bác sĩ điều trị: lập kế hoạch phối hợp với các bác sĩ điều trị chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, tổ chức nhập viện, chuyển khoa, khám bệnh, trị bệnh,…quản lý phòng bệnh, dụng cụ Y tế phục vụ cho quá trình điều trị,…
  • Bảo vệ thực hiện quyền của bệnh nhân: thực hiện quyền, biện hộ cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, bệnh nhân tham gia dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp: thực hiện đào tạo, huấn luyện cho thực tập sinh, kiến tập sinh làm việc, tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo, cải tiến phương pháp chăm sóc bệnh nhân, mẹ và bé.

Đào tạo cao đẳng Hộ sinh tại Hà Nội

Địa chỉ đào tạo điều dưỡng phụ sản tại Hà Nội

Những số liệu thống kê năm 2019 cho thấy hàng năm nước ta thực hiện khoảng 1,5 triệu ca sinh đẻ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này nước ta sẽ còn cần thêm hơn 70.000 Điều dưỡng hộ sinh (Điều dưỡng khoa sản) thì mới đáp ứng đầy đủ cho tất cả các ca sinh không bị quá tải, được chăm sóc một cách thoải mái nhất.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đã mở rộng đào tạo Cao đẳng Hộ sinh tại Hà Nội năm 2020, hình thức tuyển sinh là xét tuyển học bạ THPT.

Để đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành y tế nhà trường luôn chú trọng trong công tác giáo dục giảng dạy và đào tạo sinh viên Y dược hệ Cao đẳng chính quy, Cao đẳng hộ sinh Liên thông và Văn bằng Cao đẳng Hộ Sinh. Chính vì vậy hằng năm nhà trường “cho ra lò” những lứa sinh viên Cao đẳng Y dược chất lượng cả về chất và lượng! Sinh viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur ra trường tự tin có “việc làm và làm được việc”. Bởi vì, với chất lượng đào tạo đã được khẳng định thì sinh viên ra trường làm việc sẽ được các nhà tuyển dụng tin tưởng hơn khi nhận vào làm việc.

Để đăng ký xét tuyển Cao đẳng Hộ sinh Hà Nội thí sinh nộp hồ sơ tại phòng tuyển sinh trong giờ hành chính từ thứ 2 đến chủ nhật hoặc đăng ký trực tuyến trên website nhà trường.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cơ sở đào tạo: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 - 0996.212.212.

Cơ sở thực hành: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *