0926.895.895

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa

Chăm sóc bệnh nhân mổ sau mổ viêm ruột thừa cho người bệnh nên cần phải có chế độ chăm sóc thật hợp lý.

Viêm ruột thừa cần được mổ

Nhận định tình trạng người bệnh

Điều dưỡng sẽ tiến hành nhận định tình trạng người bệnh qua những yếu tố sau đây:

Quan sát triệu chứng của người bệnh

  • Tinh thần người bệnh có tỉnh táo hay mệt mỏi và khó tiếp xúc không?
  • Da người bệnh có tái xanh, niêm mạc nhợt, môi hơi tím không?
  • Thể trạng, nhiệt độ cơ thể, huyết áp và nhịp thở như thế nào?

Cơ năng người bệnh

  • Bệnh nhân có đau bụng quanh vùng rốn, kèm theo có sốt không?
  • Khả năng ăn uống như thế nào, có xuất hiện tình trạng nôn hay không.
  • Bệnh nhân có ngủ kém, mất ngủ do đau hoặc do thay đổi môi trường không

Thực thể người bệnh

  • Tình trạng vùng bụng của bệnh nhân thế nào, có mềm hoặc chướng nhẹ và di động theo nhịp thở không.
  • Tình trạng vết mổ hiện tại như thế nào.

Chuẩn đoán bệnh

Việc chuẩn đoán bệnh từ các tình trạng, triệu chứng sẽ giúp quá trình chăm sóc điều trị hiệu quả hơn. Vì thế những người chăm sóc cần chú ý đến những điều sau:

Bệnh nhân đau do vết mổ

  • Điều dưỡng cần thực hiện chăm sóc thay băng, rửa vết thương nhẹ nhàng đúng quy trình.
  • Khi bệnh nhân có kích thích ho, cần hướng dẫn bệnh nhân cách ho ở tư thế tránh làm căng vết thương gây đau.
  • Theo dõi vết thương hàng ngày xem có hiện tượng rỉ máu hay không.
  • Điều dưỡng theo dõi và thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh.

Bệnh nhân sốt do nhiễm trùng

  • Điều dưỡng cho bệnh nhân nằm giường thoáng mát, thay quần áo thường xuyên.
  • Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước ấm, uống thuốc kháng sinh đều đặn.
  • Theo dõi nhiệt độ của bệnh nhân liên tục.

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ

  • Điều dưỡng theo dõi tình trạng vết mổ, xem vết mổ khô hay thấm máu.
  • Thực hiện cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh.
  • Thay băng vết mổ thường xuyên tùy tình trạng vết mổ, giữ cho vết mổ khô ráo.

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do chưa có nhu động ruột

  • Cho bệnh nhân ăn nhiều lần trong ngày với thức ăn đảm bảo dinh dưỡng.
  • Cho bệnh nhân ăn thêm sữa, vitamin, nước trái cây để bổ sung vitamin.
  • Theo dõi cân nặng của bệnh nhân và theo dõi lượng nước xuất nhập.
  • Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng.

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tắc ruột

  • Điều dưỡng theo dõi tình trạng vết mổ.
  • Thực hiện thuốc theo y lệnh.
  • Thay băng 1 lần 1 ngày.
  • Theo dõi tình trạng phù nề của vết mổ.
Đau ruột thừa

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Đo nhiệt độ

Nhiệt độ của người bình thường dao động từ 36,1 đến 37,2 độ C. Khi cơ thể bệnh nhân có sự thay đổi nhiệt độ, điều dưỡng cần báo với bác sĩ để có phương án xử lý.

Đo mạch

Tần số mạch của mỗi người thay đổi theo độ tuổi, cụ thể như sau.

  • Trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 1 tháng – 1 tuổi: 80-140 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: 80-130 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 2-6 tuổi: 75-120 nhịp/ phút.
  • Trẻ từ 7-12 tuổi: 75-110 nhịp/ phút.
  • Người trưởng thành: 60-100 nhịp/ phút.
Đo nhịp thở

Nhịp thở của mỗi người thay đổi theo số tuổi, cụ thể như sau.

  • Trẻ sơ sinh: 30-60 lần/ phút.
  • Trẻ em 6 tháng tuổi: 30-50 lần/ phút.
  • Trẻ em 2 tuổi: 25-32 lần/ phút.
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: 20-30 lần/ phút.
  • Vị thành niên: 16-19 lần/ phút.
  • Người trưởng thành: 16-20 lần/ phút.

Căn cứ vào những con số này, điều dưỡng sẽ xác định nhịp thở của bệnh nhân có bình thường hay không và báo lại với bác sĩ nếu có vấn đề đáng lo ngại.

Đo huyết áp

 

Huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức 120/80 mmHg thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nếu huyết áp của bệnh nhân tăng hoặc giảm đột ngột, cần báo ngay cho bác sĩ để tiến hành xử lý.

Chăm sóc cơ bản

  • Hướng dẫn bệnh nhân những bài tập hiệu quả như tập ngồi dậy (ngày đầu tiên), đi lại nhẹ nhàng (ngày thứ hai sau mổ).
  • Hướng dẫn bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, có thể uống thêm sữa và nước ép trái cây.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể bệnh nhân: nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt (nhiệt độ cơ thể trên 37 độ C), điều dưỡng cần báo với các bác sĩ ngay lập tức.
  • Giảm đau cho bệnh nhân bằng những tư thế nằm phù hợp. Phần lớn viêm ruột thừa đều được mổ bằng phương pháp gây tê tủy sống, vì vậy người bệnh sau mổ cần nằm đúng tư thế để không bị biến chứng của gây tê tủy sống.
  • Động viên, an ủi bệnh nhân để họ có tinh thần tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.
Vết mổ viêm ruột thừa
Vết mổ viêm ruột thừa

Chăm sóc vết mổ

  • Nếu vết mổ của bệnh nhân tiến triển tốt, không có gì đáng lo ngại thì không cần thay băng hoặc 2 ngày sẽ thay băng một lần.
  • Nếu vết mổ nhiễm trùng: cắt chỉ sớm để dịch mủ thoát ra ngoài. Nếu vết mổ không khâu da, điều dưỡng tiến hành thay băng hằng ngày. Khi vết mổ có tổ chức hạt phát triển tốt cần báo lại với bác sĩ.
  • Điều dưỡng theo dõi tình trạng đau tại vết mổ 6 tiếng một lần để đảm bảo không xảy ra điều gì bất thường.

Thực hiện y lệnh

  • Điều dưỡng đảm bảo giấc ngủ cho bệnh nhân ở tư thế phù hợp trong một môi trường yên tĩnh.
  • Thực hiện việc cho bệnh nhân uống thuốc, tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân về các chế độ ăn uống và luyện tập.

Chế độ dinh dưỡng, vận động

  • Về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân viêm ruột thừa. Đường tiêu hóa luôn cần được nghỉ ngơi hoặc hoạt động một cách nhẹ nhàng. Chính vì vậy bệnh nhân cần ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, sau đó mới tập ăn những đồ dạng đặc. Bệnh nhân nên uống những ngụm nước nhỏ kèm theo để dạ dày hoạt động dễ dàng.

  • Về chế độ vận động

Người bị bệnh viêm ruột thừa nên vận động một cách nhẹ nhàng. Nếu phải mổ ruột thừa, bệnh nhân cần đi lại hết sức từ từ  và nhẹ nhàng để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.

  • Về sinh hoạt

Bệnh nhân viêm ruột thừa vẫn có thể thực hiện bình thường các công việc hàng ngày nhưng lưu ý nên vận động nhẹ nhàng, đi lên xuống cầu thang từ từ, cẩn thận. Bệnh nhân không nên lái xe hay làm các công việc trí óc để tránh bị căng thẳng.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Việc chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa được coi là có kết quả khi:

  • Người bệnh được chuẩn bị kỹ càng trước khi mổ, được chăm sóc một cách khoa học và đầy đủ
  • Sức khỏe của bệnh nhân cải thiện rõ rệt.
  • Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, yên tâm và cố gắng điều trị bệnh của mình.
  • Bệnh nhân được dùng thuốc một cách an toàn.
  • Bệnh nhân nắm được các thông tin về cách chữa trị bệnh hiệu quả.

Nguồn: caodangdieuduong.edu.vn

 

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cơ sở đào tạo: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 - 0996.212.212.

Cơ sở thực hành: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *