0926.895.895

Cùng tìm hiểu về dị tật bẩm sinh vùng răng miệng

Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt rất nhiều, gần như các dị tật do bẩm sinh ở các vùng khác trên cơ thể đều có sự hiện diện trên miệng và hàm mặt. Những biến dạng về xương nói chung đều thể hiện ở vùng xương hàm.

Dị tật răng to bẩm sinh và răng nhỏ bẩm sinh

răng to bẩm sinh
Răng to bẩm sinh

Dị tật răng to hoặc nhỏ bẩm sinh là những bất thường về kích thước của cả bộ răng chứ không phải của riêng một răng, đôi khi có người chỉ to ở răng cửa hoặc chỉ răng nanh to thì không xếp vào loại dị dạng bẩm sinh.Trong trường hợp răng to mà hàm răng cũng to theo và xương hàm to để đủ cho các răng mọc bình thường thì sẽ cân xứng, nhưng nếu xương hàm nhỏ, các răng to sẽ không đủ chỗ mọc gây lệch lạc hàm răng .

Trường hợp răng nhỏ bất thường cũng vậy, ta thường gọi là răng chuột, thường gặp hơn là răng to. Nếu răng nhỏ mà xương hàm to thì các răng mọc sẽ thưa, tuy nhiên nếu xương hàm cũng nhỏ theo thì răng vẫn mọc cân xứng. Nhìn chung cả hai trường hợp răng to và nhỏ quá mức đều gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

 

Dị tật lưỡi to bẩm sinh

Người có kích thước lưỡi quá to sẽ gặp trở ngại và khó khăn cho việc ăn, nhai, nuốt và phát âm. Trẻ có lưỡi to bẩm sinh sẽ chậm biết nói và nói ngọng trong thời gian đầu, có khi đến lớn mà vẫn còn nói ngọng nghệu.

Dị tật lưỡi to bẩm sinh
Dị tật lưỡi to bẩm sinh

Người có lưỡi to thường nuốt khó, bình thường khi nuốt nước bọt lưỡi có phản xạ co vào, nhưng đối với bệnh nhân có lưỡi to, lưỡi co vào khó hơn đẩy ra, vì vậy mà bệnh nhân sẽ có thói quen đẩy lưỡi. Hậu quả là răng sẽ bị hô, răng chìa ra và khớp cắn hở ở vùng răng cửa. Lưỡi to rất dễ nhận thấy vì đầu lưỡi không nhọn như bình thường, hai bên hông lưỡi có dấu của răng vì lưỡi to lúc nào cũng chèn ép hàm răng khiến cho lưỡi bị răng ép vào lâu ngày sẽ có ngấn in hình răng ở hông lưỡi

Thường hay đi với dị tật lưỡi chẽ làm cho đầu lưỡi không nhọn mà bị chẻ làm đôi. Thắng lưỡi nằm ở sàn miệng, nối sàn miệng với sàn lưỡi và thân lưỡi. Trong trường hợp bệnh nhân có thắng lưỡi to, bám dính vào phía chóp lưỡi và đầu lưỡi, lưỡi bị co kéo cử động của lưỡi bị hạn chế, không còn linh hoạt, đưa ra trước và hai bên rất khó khăn. Bệnh nhân có lưỡi bị dính sẽ khó khăn trong phát âm , giọng nói bị ngọng nghịu và khi nuốt lưỡi co lại khó khăn. Lưỡi có thắng lưỡi dính phải làm phẫu thuật, cắt bỏ thắng lưỡi để giải phóng cho lưỡi, điều quan trọng là phụ huynh phải phát hiện sớm con của mình có dị tật trên và khi khám bệnh phải phát hiện được dị tật.

Nguồn: caodangdieuduong.edu.vn tổng hợp

 

 

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cơ sở đào tạo: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 - 0996.212.212.

Cơ sở thực hành: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *