0926.895.895

Điều dưỡng viên là mẹ hiền hay “người mẹ bị bạo hành?”

Lương y như từ mẫu – Bên cạnh ý nghĩa cao cả trong công việc, không ít những phút giây người điều dưỡng cảm thấy không biết mình là “mẹ hiền”, hay “người mẹ bị hào hành?”….

Điều dưỡng viên là mẹ hiền hay “người mẹ bị bạo hành?”

Điều dưỡng viên là mẹ hiền hay “người mẹ bị bạo hành?”

Công việc mỗi ngày của một điều dưỡng bệnh viện

Sau khi bác sĩ khám và chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân, điều dưỡng viên chính là người tiếp xúc với người bệnh để chăm sóc, phục vụ mọi nhu cầu của bệnh nhân.

Bên cạnh các kỹ thuật chuyên môn như tiêm thuốc, cho uống thuốc, thay băng, giúp người bệnh hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt… người điều dưỡng còn có vai trò chăm sóc sức khỏe tinh thần, giúp người bệnh yên tâm điều trị, đưa đón người bệnh chuyên khoa, đi khám chuyên khoa hoặc chuyển viện, đồng thời, cũng chính điều dưỡng viên là người trực tiếp thông báo những diễn tiến bất thường của bệnh nhân – đây là thời điểm nhạy cảm, nếu diễn tiến xấu, không tránh khỏi tình trạng người nhà cho rằng lỗi ở bệnh viện và tranh cãi, thắc mắc, thậm chí là hành hung nếu điều dưỡng không nói chuyện khéo léo.

“Trăm công nghìn việc” trên đôi vai người điều dưỡng viên

Trong khi tỷ lệ điều dưỡng đa khoa tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 1 bác sĩ/4 điều dưỡng, thì con số điều dưỡng viên tại Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt 1,5 điều dưỡng/bác sĩ – tỷ lệ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á!

Áp lực công việc lớn, guồng quay công việc gấp gáp, nhân sự thiếu người, trình độ tay nghề điều dưỡng chưa cao, chưa kể đến những trường hợp người nhà hoặc người bệnh cá biệt…là những gánh nặng đè nặng lên đôi vai người điều dưỡng bệnh viện, điều này vô hình làm tăng tần suất rủi ro của các điều dưỡng viên, cũng như khiến người “mẹ hiền” trở thành “người mẹ bị bạo hành” bởi vô vàn công việc mà chúng ta không nhìn thấy được. Đây cũng là lý do vì sao đôi khi bệnh nhân thường cảm thấy “điều dưỡng thật khó ưa”.

Điều dưỡng viên là công việc tất vả

Điều dưỡng viên là công việc vất vả 

Nghề Điều dưỡng – những nỗi niềm không ai thấu!

Nếu như nhân viên văn phòng có thể làm việc 8h mỗi ngày, thì những người làm ngành Y thường xuyên phải thực hiện những lần trực đêm, tăng ca. Tại các bệnh viện công lập, không ít trường hợp một điều dưỡng phải chăm sóc không dưới 50 bệnh nhân! Trong số đó, chỉ cần có một bệnh nhân trở nặng thì cả ca trực của người điều dưỡng gần như không có một phút nghỉ ngơi, nhưng đây lại là chuyện gần như tất yếu trong lần trực.

Điều dưỡng viên cũng không có phòng làm việc và nơi nghỉ ngơi riêng. Có chăng là giấc ngủ vội vàng trong không gian quá nóng nực và ngột ngạt. Bên trên là bác sĩ, bên dưới là bệnh nhân và người nhà, nếu không làm tốt công việc cầu nối của mình, đôi lúc điều dưỡng chính là những phải phải cắn răng chịu đựng vì những cằn nhằn vô cớ, bởi “một ngàn điều tốt không thấu bằng một bức xúc”

Đôi lời với nghề điều dưỡng

Đôi lúc những áp lực công việc khiến người điều dưỡng viên khó tránh khỏi bực tức và buồn tủi. Tuy nhiên, dù công việc áp lực, nhiều người không thông cảm…thì những người theo đuổi ngành Điều dưỡng đa khoa vẫn ngày một đông!

Bởi bên cạnh trách nhiệm nghề nghiệp, sâu thẳm trong tấm lòng người điều dưỡng còn chứa đựng tình yêu nghề và nhiệt huyết công việc. Chỉ cần người bệnh cần đến, thì nhân lực điều dưỡng vẫn luôn hết lòng với công việc của mình!

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2017

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2017

Nếu những khó khăn trong nghề điều dưỡng trên không làm bạn chùn bước, hãy nộp Hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng điều dưỡng năm 2017 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để theo đuổi ước mơ của mình.

Bên cạnh chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy, Nhà Trường còn có nhiều chương trình đào tạo khác như: Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng, Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng… đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng khác nhau.

Thí sinh có nhu cầu theo học ngành Điều dưỡng xin gửi Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng năm 2017 về địa chỉ:

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Cơ sở đào tạo: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 - 0996.212.212.

Cơ sở thực hành: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội (Bệnh viện Châm cứu Trung Ương) - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *